Kinh tế, xã hội
Giới đầu tư địa ốc Trung Đông vẫn “sống khỏe” dù giá dầu giảm. Đầu tư vào BĐS nước ngoài của Châu Á đạt 40 tỷ USD
Theo dự báo từ CBRE đầu tư bất động sản (BĐS) tại thị trường châu Á – Thái Bình Dương trong năm nay có thể tăng 5% so với cùng kì năm trước. Đồng thời, tăng trưởng nguồn vốn vẫn tiếp diễn, với những hỗ trợ từ việc giảm áp lực lãi suất.
Trong bối cảnh tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, tâm lý thị trường ở châu Á – Thái Bình Dương vẫn tỏ ra lạc quan và ủng hộ nhu cầu của cả người thuê và nhà đầu tư BĐS. Đặc biệt, việc giảm giá năng lượng trong thời gian gần đây cũng giúp giảm bớt sự cần thiết tăng lãi suất cho vay ngắn hạn.
Theo CBRE, các nhà đầu tư BĐS nên thay đổi chiến thuật để có thể đầu tư vào các lĩnh vực đang có sự thay đổi cơ cấu từ trung đến dài hạn, ví dụ như phát triển kinh tế, sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu châu Á, sự đô thị hóa, thương mại điện tử bùng nổ và sự phát triển du lịch trong khu vực.
Tuy nhiên, hiện vẫn có một số cơ hội mang tính chu kỳ chọn. Đó là các tài sản đang được hưởng lợi từ sự cho thuê trở lại của các thị trường như Tokyo và Auckland, phân cấp tại các thị trường lớn như Hồng Kông, Singapore hay các thành phố loại 1 ở Trung Quốc. Cuối cùng là lợi nhuận cao hơn ở Sydney và Melbourne.
Trong năm 2015, Nhật và Úc vẫn sẽ là 2 quốc gia giữ vai trò dẫn dắt hoạt động đầu tư. Nếu Nhật Bản cung cấp lợi nhuận cao trong cả chi phí đi vay và có sự hồi phục ở thị trường cho thuê thì Úc lại cung cấp lợi nhuận hấp dẫn so với các thị trường khác trong khu vực. Trong khi đó, thị trường cho thuê vốn mang tính ổn định cũng cho phép các nhà đầu tư tự tin hơn để rót tiền vào chứng khoán thứ cấp. Nhìn chung, các nhà đầu tư hãy xây dựng cho mình một danh mục đầu tư có sự đa dạng hơn về mặt địa lý ở châu Á Thái Bình Dương. Trong đó, các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Hàn Quốc và New Zealand sẽ được các nhà đầu tư quốc tế chú trọng hơn.
Thị trường BĐS châu Á - Thái Bình Dương
Thị trường BĐS châu Á - Thái Bình Dương vẫn có hấp lực lớn với các nhà đầu tư quốc tế. Ảnh: Vnxpress
CBRE cũng chỉ ra 3 xu hướng chủ đạo của thị trường đầu tư BĐS châu Á – Thái Bình Dương trong năm nay (2015):
- Do lượng cầu vẫn lớn và vốn vay dồi dào, thị trường vẫn tiếp tục đà tăng trưởng mạnh. Các tổ chức đầu tư cũng như các quỹ BĐS mới thành lập sẽ giữ vai trò dẫn dắt hoạt động BĐS trong cả khu vực trong khi đó, các tập đoàn có tiềm lực sẽ tìm kiếm cơ hội tích lũy tài sản BĐS để tự sử dụng.
- Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là địa điểm được các tổ chức đầu tư quốc tế lựa chọn đầu tư với mục đích mở rộng các lĩnh vực hoạt động trên toàn cầu của họ. Các tổ chức đầu tư ở châu Á, nhất là các công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí sẽ gia tăng nguồn đầu tư vào BĐS.
- Nhu cầu của các quỹ đầu tư BĐS tư nhân mới nổi sẽ vô cùng lớn. Trong đó, các quỹ mới thành lập vào năm ngoái có trị giá khoảng 14 tỉ USD sẽ được thiết lập và triển khai trong 1-2 năm tới. Tuy nhiên, sẽ có khoảng 50 quỹ mãn hạn trong giai đoạn 2015-2016 đồng nghĩa với việc chuyển nhượng quỹ vẫn tiếp tục.
Một dự đoán khác của CBRE đó là, khối lượng đầu tư BĐS tại châu Á Thái Bình Dương sẽ tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2014, đạt mức 118 tỷ USD. Đồng thời, giá cho thuê và giá trị vốn của thị trường VP, bán lẻ và ngành công nghiệp sẽ tăng trưởng khoảng 2-4%. Nguyên nhân khối lượng đầu tư tăng trưởng nhẹ một phần là do thiếu hụt nguồn chứng khoán để bán. Vì thế, các nhà đầu tư cũng sẽ chủ động tìm kiếm cơ hội đầu tư gián tiếp.
Theo ông Richard Kirke, Giám đốc điều hành thị trường tiền tệ, CBRE châu Á – Thái Bình Dương, “BĐS là một loại tài sản có tính chu kỳ, do đó tại mỗi giai đoạn khác nhau các nhà đầu tư cần áp dụng các chiến lược đầu tư khác nhau trong chu kỳ đầu tư. Tuy nhiên, giá thuê BĐS tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương hiện đã tăng đáng kể vì thế lợi nhuận cũng đã được giảm xuống mức thấp kỉ lục nên nhà đầu tư cũng có ít hơn cơ hội tăng trưởng trong chu kì của thị trường.”
Không chỉ mở rộng phạm vi địa lý, các nhà đầu tư cũng dần trở nên chủ động hơn trong việc tìm kiếm đối tác liên doanh, giao dịch nền tảng cũng như thanh lý các quỹ mãn hạn. Trong bối cảnh lãi suất thấp và tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu kém, các nhà đầu tư sẽ phải tiếp tục tìm kiếm các thị trường có thể đem lại lợi nhuận cao, hoặc các lĩnh vực khác chẳng hạn như cơ sở vật chất kho bãi, chỗ ở sinh viên và nhà ở cao cấp.
Theo dự báo từ CBRE đầu tư bất động sản (BĐS) tại thị trường châu Á – Thái Bình Dương trong năm nay có thể tăng 5% so với cùng kì năm trước. Đồng thời, tăng trưởng nguồn vốn vẫn tiếp diễn, với những hỗ trợ từ việc giảm áp lực lãi suất.
Trong bối cảnh tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, tâm lý thị trường ở châu Á – Thái Bình Dương vẫn tỏ ra lạc quan và ủng hộ nhu cầu của cả người thuê và nhà đầu tư BĐS. Đặc biệt, việc giảm giá năng lượng trong thời gian gần đây cũng giúp giảm bớt sự cần thiết tăng lãi suất cho vay ngắn hạn.
Theo CBRE, các nhà đầu tư BĐS nên thay đổi chiến thuật để có thể đầu tư vào các lĩnh vực đang có sự thay đổi cơ cấu từ trung đến dài hạn, ví dụ như phát triển kinh tế, sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu châu Á, sự đô thị hóa, thương mại điện tử bùng nổ và sự phát triển du lịch trong khu vực.
Tuy nhiên, hiện vẫn có một số cơ hội mang tính chu kỳ chọn. Đó là các tài sản đang được hưởng lợi từ sự cho thuê trở lại của các thị trường như Tokyo và Auckland, phân cấp tại các thị trường lớn như Hồng Kông, Singapore hay các thành phố loại 1 ở Trung Quốc. Cuối cùng là lợi nhuận cao hơn ở Sydney và Melbourne.
Trong năm 2015, Nhật và Úc vẫn sẽ là 2 quốc gia giữ vai trò dẫn dắt hoạt động đầu tư. Nếu Nhật Bản cung cấp lợi nhuận cao trong cả chi phí đi vay và có sự hồi phục ở thị trường cho thuê thì Úc lại cung cấp lợi nhuận hấp dẫn so với các thị trường khác trong khu vực. Trong khi đó, thị trường cho thuê vốn mang tính ổn định cũng cho phép các nhà đầu tư tự tin hơn để rót tiền vào chứng khoán thứ cấp. Nhìn chung, các nhà đầu tư hãy xây dựng cho mình một danh mục đầu tư có sự đa dạng hơn về mặt địa lý ở châu Á Thái Bình Dương. Trong đó, các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Hàn Quốc và New Zealand sẽ được các nhà đầu tư quốc tế chú trọng hơn.
Thị trường BĐS châu Á - Thái Bình Dương
Thị trường BĐS châu Á - Thái Bình Dương vẫn có hấp lực lớn với các nhà đầu tư quốc tế. Ảnh: Vnxpress
CBRE cũng chỉ ra 3 xu hướng chủ đạo của thị trường đầu tư BĐS châu Á – Thái Bình Dương trong năm nay (2015):
- Do lượng cầu vẫn lớn và vốn vay dồi dào, thị trường vẫn tiếp tục đà tăng trưởng mạnh. Các tổ chức đầu tư cũng như các quỹ BĐS mới thành lập sẽ giữ vai trò dẫn dắt hoạt động BĐS trong cả khu vực trong khi đó, các tập đoàn có tiềm lực sẽ tìm kiếm cơ hội tích lũy tài sản BĐS để tự sử dụng.
- Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là địa điểm được các tổ chức đầu tư quốc tế lựa chọn đầu tư với mục đích mở rộng các lĩnh vực hoạt động trên toàn cầu của họ. Các tổ chức đầu tư ở châu Á, nhất là các công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí sẽ gia tăng nguồn đầu tư vào BĐS.
- Nhu cầu của các quỹ đầu tư BĐS tư nhân mới nổi sẽ vô cùng lớn. Trong đó, các quỹ mới thành lập vào năm ngoái có trị giá khoảng 14 tỉ USD sẽ được thiết lập và triển khai trong 1-2 năm tới. Tuy nhiên, sẽ có khoảng 50 quỹ mãn hạn trong giai đoạn 2015-2016 đồng nghĩa với việc chuyển nhượng quỹ vẫn tiếp tục.
Một dự đoán khác của CBRE đó là, khối lượng đầu tư BĐS tại châu Á Thái Bình Dương sẽ tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2014, đạt mức 118 tỷ USD. Đồng thời, giá cho thuê và giá trị vốn của thị trường VP, bán lẻ và ngành công nghiệp sẽ tăng trưởng khoảng 2-4%. Nguyên nhân khối lượng đầu tư tăng trưởng nhẹ một phần là do thiếu hụt nguồn chứng khoán để bán. Vì thế, các nhà đầu tư cũng sẽ chủ động tìm kiếm cơ hội đầu tư gián tiếp.
Theo ông Richard Kirke, Giám đốc điều hành thị trường tiền tệ, CBRE châu Á – Thái Bình Dương, “BĐS là một loại tài sản có tính chu kỳ, do đó tại mỗi giai đoạn khác nhau các nhà đầu tư cần áp dụng các chiến lược đầu tư khác nhau trong chu kỳ đầu tư. Tuy nhiên, giá thuê BĐS tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương hiện đã tăng đáng kể vì thế lợi nhuận cũng đã được giảm xuống mức thấp kỉ lục nên nhà đầu tư cũng có ít hơn cơ hội tăng trưởng trong chu kì của thị trường.”
Không chỉ mở rộng phạm vi địa lý, các nhà đầu tư cũng dần trở nên chủ động hơn trong việc tìm kiếm đối tác liên doanh, giao dịch nền tảng cũng như thanh lý các quỹ mãn hạn. Trong bối cảnh lãi suất thấp và tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu kém, các nhà đầu tư sẽ phải tiếp tục tìm kiếm các thị trường có thể đem lại lợi nhuận cao, hoặc các lĩnh vực khác chẳng hạn như cơ sở vật chất kho bãi, chỗ ở sinh viên và nhà ở cao cấp.